Tuy chỉ là một quốc gia nhỏ bé xong Việt Nam lại không thiếu những sản vật quý hiếm khiến cho nước lân bang ngàn đời thèm muốn như Trầm Hương, Lệ Chi hay gỗ Sưa,… Đây đều là các cống vật mà thời xưa chúng ta phải dâng sang phương Bắc. 

Trong bài viết này, quý vị độc giả sẽ được tìm hiểu sâu hơn về gỗ Sưa – một loại gỗ quý được coi là “Báu Vật Trăm Tỷ” trên đất nước Việt Nam, thứ mà người Trung Quốc vẫn săn lùng ráo riết.

Gỗ Sưa là gì?

1. Thông tin tổng quan về gỗ Sưa

Sưa (Dalbergia Tonkinensis) là tên một loài thực vật thân gỗ, thuộc họ Đậu, sống lâu năm. Ở những địa phương khác nhau, chúng được gọi bằng nhiều tên như Sưa đỏ, Trắc thối, Huỳnh Đàn, Hoàng Hoa Lê hay Huê Mộc.

Theo Wikipedia, cây gỗ Sưa là một trong những cái tên được nhà nước đưa vào sách đỏ Việt Nam và nằm trong nhóm IA – nhóm của các loại gỗ quý, có giá trị kinh tế cao và cần được bảo vệ.

Hình ảnh Cây Gỗ Sưa Quý Hiếm
Hình ảnh Cây Gỗ Sưa Quý Hiếm

2. Đặc điểm sinh học của gỗ Sưa

Chỉ cần gõ từ khóa “gỗ Sưa” trên trang tìm kiếm Google, bạn sẽ nhận được hàng triệu kết quả liên quan. Trong đó, gỗ Sưa được mô tả là có:

  • Thân màu vàng nâu hoặc xám mốc
  • Lá mọc so le, hình dáng gần giống lá dâu da, mặt trên đậm hơn mặt dưới
  • Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm, nở vào mùa xuân
  • Quả chứa hạt hình thận, mùi cực kỳ khó chịu khi đốt lên
  • Cây gỗ Sưa trưởng thành cao khoảng 6m, có thể phát triển lên tới 15m nếu gặp điều kiện thuận lợi
  • Đây là giống ưa sáng, ưa ẩm. Trong tự nhiên, chúng được tìm thấy ở những khu rừng mưa tại đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Việt Nam với độ cao địa hình chưa đến +500m so với mực nước biển.

Gỗ Sưa vì sao quý giá?

Như đã nói ở trên, gỗ Sưa hiện là loại gỗ nhóm I, cùng hàng với 40 “danh mộc” khác như Trầm Hương, Cẩm Lai, Mun Sừng, Lát hoa, Giáng Hương,…

Sở dĩ, Sưa được xếp vào danh sách này vì chúng sở hữu những ưu điểm sau:

  • Màu sắc: Khác với các loại gỗ thông thường, tâm gỗ Sưa có sắc đỏ tự nhiên cực kỳ đẹp mắt mà chẳng cần qua sơn phủ. Tùy vào độ già của cây mà gam màu sẽ chuyển dần từ bã trầu sang mận chín và cuối cùng là đen lôi cuốn.
  • Hoa văn: Thật khó tìm thấy trên đời một loại gỗ nào có đường vân diễm lệ và đa dạng như Sưa. Chúng khi thì như hoa nở, khi lại như mây cuộn, khi có hình mặt quỷ, khi lại như đồng xu. Đối với các khối sưa nu, mọi người sẽ còn được chứng kiến hoa văn lốm đốm kiểu da báo cực kỳ ấn tượng.
  • Về mùi hương: Người xưa thường nói: “Hữu sắc vô hương”, tuy nhiên, gỗ Sưa lại may mắn sở hữu cả hương lẫn sắc. Mùi thơm của chúng được nhân gian ca tụng là ngọt ngào, thanh mát đầy dễ chịu và có phần giống với trầm hương. 
  • Về chất lượng: Khỏi phải bàn về độ ưu tú của Sưa đỏ khi chúng vừa nặng, vừa chắc lại vừa dẻo. Dù có trải qua nhiều năm tháng thì loại gỗ này vẫn không hề bị cong vênh, nứt nẻ hay bị mối mọt đục khoét. Tại Trung Quốc, nhiều cổ vật như bàn ghế, giường tủ làm từ gỗ Sưa, có niên đại từ đời Minh, Thanh còn tồn tại tới ngày nay mà vẫn bóng đẹp như mới.
  • Về số lượng: Sở hữu nhiều phẩm chất quý là vậy xong trong tự nhiên, lượng cây gỗ Sưa còn tồn tại không nhiều. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, đây là loài thực vật đặc hữu của Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên, Sưa Hải Nam bây giờ gần như đã tuyệt chủng và chỉ còn một số ít đang được bảo tồn trong các khu rừng nguyên sinh tại nước ta.

Gỗ Sưa có mấy loại?

Nếu là người quan tâm tới loại gỗ này, hẳn bạn sẽ biết hiện nay chúng ta có tới 4 giống Sưa khác nhau. Bao gồm:

1. Gỗ Sưa đỏ 

  • Danh pháp khoa học: Dalbergia Tonkinensis
  • Tên khác: Hoàng Hoa Lê, Huê Mộc, Trắc thối, Huỳnh Đàn
  • Đặc điểm: Là loại Sưa quý nhất hiện nay, thông tin chi tiết được đề cập ở trên.
Gỗ Sưa Trắng và Gỗ Sưa Đỏ
Phân Biệt Gỗ Sưa Trắng và Gỗ Sưa Đỏ

2. Gỗ Sưa trắng

  • Danh pháp khoa học: Millettia ichthyochtona Drake
  • Tên khác: Tuyết Sưa, Bạch Sưa, Thàn Mát, Duốc Cá
  • Đặc điểm: Lá khá giống lá Sưa đỏ nhưng có độc – hoa trắng đẹp mắt – gỗ màu nhạt, không mùi, vân hai mặt – Thường được trồng làm cây bóng mát.

3. Gỗ Sưa vàng

  • Danh pháp khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz
  • Tên khác: Hương vườn, Giáng Hương 
  • Đặc điểm: Thân cây mốc meo – Cây có thể nhân giống bằng cách giâm cành – Hoa màu vàng rực nở vào đầu hè – Chất gỗ dẻo nhưng không có gì đặc biệt – Thường được làm củi đun hoặc trồng lấy bóng mát.

4. Gỗ Sưa dây

  • Danh pháp khoa học: Dalbergia rimosa Roxb 
  • Tên khác: Sưa Lào
  • Đặc điểm: Gọi là Sưa Lào vì chúng được tìm thấy ở khu vực Trường Sơn, phần tiếp giáp với nước bạn Lào. Đây là loại dây leo thân gỗ, sinh trưởng rất chậm, cây to lắm cũng chỉ bằng bắp đùi. Gỗ Sưa Lào chắc và nặng, gần như không mùi, màu đỏ thẫm, vân chỉ đen tứ phía. Chúng có giá trị để làm đồ mỹ nghệ và vật phẩm phong thủy.

Giá của gỗ Sưa là bao nhiêu?

Trên thực tế, chúng ta không có đáp án chính xác cho câu hỏi này. Trên thực tế, có những cây Sưa được định giá cả trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng có những gốc Sưa chặt xuống chỉ có thể làm củi đun. Vì sao lại như vậy? 

Tùy thuộc vào tuổi đời, kích thước, chủng loại, xuất xứ của gỗ Sưa mà giá trị của chúng sẽ khác nhau. Ví dụ:

  • Theo xuất xứ: 

Sưa Hải Nam > Sưa Việt Nam > Sưa Lào

Sưa Quảng Bình > Sưa Bắc Bộ

  • Theo chủng loại:

Sưa đỏ > Sưa dây > Sưa trắng, Sưa vàng

  • Theo đường kính, tuổi đời:

Cây nào có thông số càng lớn thì càng đắt tiền:

 
Tuổi đời Đường kính thân 
< 15 cm < 20 cm 20 – 40 cm > 40 cm Siêu khủng
Cổ thụ 30 – 100 triệu/kg
> 50 năm 20 – 30 triệu/kg
> 50 năm 15 – 20 triệu/kg
30 – 50 năm 10 – 15 triệu/kg
< 30 năm 5 – 10 triệu/kg 
< 20 năm 1 – 5 triệu/kg
< 10 năm 0.1 – 1 triệu/kg 

Ứng dụng của gỗ Sưa

Nếu lần đầu tìm hiểu về gỗ Sưa, hẳn bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì chúng sở hữu nhiều giá tri tuyệt vời đến vậy trong sản xuất đồ mỹ nghệ, y học và phong thủy.

  • Trong ngành đồ gỗ:

Sưa là chất liệu mà chỉ vua chúa quý tộc thời xưa mới đủ “tầm” để sử dụng làm đồ nội thất. Bàn ghế, giường tủ đóng bằng gỗ Sưa đỏ không chỉ đẹp mà còn bền theo tháng năm. Ngoài ra, lúc nào chúng cũng tỏa ra mùi hương dịu mát cực kỳ sảng khoái.

Ngày nay, những cây Sưa cổ thụ, với đường kính lớn đã bị khai thác gần hết và chỉ còn lại những gốc Sưa trẻ. Do đó, người ta chỉ có thể chế tác được những vật phẩm nhỏ như tượng gỗ, vòng tay, chuỗi hạt,…

  • Trong y học:

Nhiều tài liệu cổ của Y học Trung Hoa đều ghi nhận gỗ Sưa như một vị thuốc đặc biệt, giúp giảm đau, kháng viêm, điều trị các bệnh về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa,…

Ngoài ra, người ta còn tin rằng nếu ai đó tiếp xúc với gỗ Sưa lâu ngày, họ sẽ trở nên dẻo dai, khỏe khoắn, sáng suốt và trường thọ như những bô lão sống trong rừng Sưa trên đảo Hải Nam.

  • Trong phong thủy:

Sưa đỏ là loại gỗ có tần số năng lượng cao quý (trên 6500 Bovis). Do đó, các vật phẩm phong thủy làm từ gỗ Sưa đỏ có tác dụng xua tan âm khí, gia tăng vượng khí, may mắn và sức khỏe cho người sở hữu. 

Thời xa xưa, khi khoa học chưa phát triển, người Hoa đã sử dụng gỗ Sưa trong nhiều nghi lễ tâm linh và tôn giáo.

Vòng Tay Gỗ Sưa Đỏ Bắc 14ly Hạt Tròn
Vòng Tay Gỗ Sưa Đỏ Hạt Tròn

>>> XEM THÊM: Các Mẫu Vòng Gỗ Sưa Đỏ Quý Hiếm Bán Chạy Nhất Hiện Nay

Cách nhận biết gỗ Sưa chính xác

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết gỗ Sưa đỏ được giới trong nghề tiết lộ, xin mời quý vị cùng tham khảo:

  • Về màu sắc: Gỗ Sưa chuẩn sẽ có màu đỏ tươi pha tím hoặc đen
  • Về hoa văn: Có thể là hình đồng xu, mặt quỷ, mây cuộn,…
  • Về mùi thơm: Nhẹ nhàng, thanh tao rất thư thái
  • Về khối lượng: Nặng hơn gỗ hương nhưng nhẹ hơn gỗ Trắc, Sưa Lào
  • Khi đun trong nước sôi: Nước chuyển dần sang đỏ hồng, nổi váng tinh dầu thơm sau khoảng 20 phút
  • Khi đốt lên: Tàn tro trắng ngà, mùi thơm dễ chịu

Quý vi độc giả vừa được giới thiệu một số thông tin cơ bản về gỗ Sưa – một trong “Tứ Đại Vương Mộc”, “Báu Vật Trăm Tỷ” mà nước Nam đang sở hữu. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Tượng Gỗ Hưng Thịnh, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại liên hệ chúng tôi để được giải đáp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *