Vòng tay gỗ sưa là món đồ trang sức không chỉ có ý nghĩa nhất định về thời trang, đeo vòng tay gỗ sưa còn có ý nghĩa, tác dụng đặc biệt trong phong thủy. Vòng gỗ sưa được các chuyên gia phong thủy coi như là 1 lá bùa hộ thân, được sử dụng với mục đich trừ tà, tốt cho sức khỏe và tài lộc…
1.080.000,0₫ – 1.580.000,0₫
550.000,0₫ – 1.450.000,0₫
690.000,0₫ – 850.000,0₫
690.000,0₫ – 1.050.000,0₫
1.250.000,0₫ – 1.550.000,0₫
1.580.000,0₫
350.000,0₫ – 550.000,0₫
390.000,0₫ – 490.000,0₫
Gỗ Sưa Là Gì?
Gỗ sưa có tên tiếng anh là Dalbergia Odorifera (1), ở Việt Nam thường được gọi là huỳnh đàn, gỗ huê hay trắc thối....đây là chất liệu gỗ tự nhiên được khai thác từ cây gỗ sưa – loài thực vật thân gỗ, nhóm họ Đậu. Đây là cây gỗ quý hiếm giá vài triệu đồng/1kg cho chất lượng gỗ cực tốt, thớ mịn, đường vân đẹp và có mùi thơm dịu nhẹ.Tổng Quan Về Cây Gỗ Sưa
Sưa được Prain mô tả khoa học lần đầu năm 1901. Loài này từng có thời gian được xếp làm thứ thực vật của loài Dalbergia rimosa.- Tên khoa học: Dalbergia tonkinensis
- Bộ (ordo): Fabales
- Chi (genus): Dalbergia
- Giới (regnum): Plantae
- Họ (familia): Fabaceae
- Loài (species): D. tonkinensis
- Phân họ (subfamilia): Faboideae
![Hình ảnh Cây Gỗ Sưa Quý Hiếm](https://tuonggohungthinh.vn/wp-content/uploads/2023/05/Hinh-Anh-Cay-Go-Sua.jpg)
Cây Gỗ Sưa
- Loại cây này thuộc nhóm gỗ 1A (nhóm cực kỳ quý hiếm)
- Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m
- Là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m
- Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán
- Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc
- Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ
- Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-8 cm, mỗi quá chưa 1-2 hạt
Cây Sưa Phân Bố Ở Đâu?
Ở Việt Nam, cây gỗ sưa chủ yếu phân bố ở miền Bắc. Ngoài ra, một số nơi ở vùng Hải Nam, Trung Quốc cũng có loại cây này. Hiện nay, số lượng cây sưa còn rất ít. Một số còn sót lại rải rác ở các công viên, đình làng, miếu mạo hoặc trong nhà dân trồng từ rất nhiều năm trước. Còn lượng sưa mới trồng thì đa phần non chưa đạt về chất lượng gỗ.Gỗ Sưa Có Mấy Loại?
Có nhiều cách để phân loại gỗ sưa, nhưng về cơ bản sẽ có một số cách phân loại như sau:- Sưa Đỏ
- Sưa Trắng
- Sưa Vàng
- Sưa Đen
![Gỗ Sưa Trắng và Gỗ Sưa Đỏ](https://tuonggohungthinh.vn/wp-content/uploads/2023/05/Phan-Biet-Sua-Trang-Sua-Do.jpg)
- Sưa Lào
- Sưa Bắc
- Sưa Quảng Bình
- Sưa Hải Nam
Tác Dụng Của Gỗ Sưa
- Gỗ sưa có tác dụng không cần phải bàn cãi nhiều trong đời sống như: đồ nội thất, vật phẩm phong thủy và Y học.
- Theo một số bài thuốc của Y học Trung Quốc thì gỗ sưa có tác dụng như giảm đau, cầm máu, nhuận khí, hỗ trợ tốt cho bệnh đường ruột, bệnh tim.....
- Về mặt tâm linh phong thủy, thì gỗ sưa có mùi thơm mãi mãi nên sử dụng để mang lại may mắn, xua đuổi tà ma, những điều không tốt đến với gia chủ. Xem thêm các mẫu Vòng Gỗ Sưa phong thủy được ưa chuộng nhất tại đây:
![Vòng Gỗ Sưa Quảng Bình Đốt Trúc](https://tuonggohungthinh.vn/wp-content/uploads/2023/05/Vong-Go-Sua-Quang-Binh-Dot-Truc-5.jpg)
Gỗ Sưa Bao Nhiêu Tiền 1kg?
Giá của gỗ sưa tùy thời điểm mà giá của chúng có thể sẽ khác nhau. Ngoài ra, giá còn phụ thuộc vào 2 yếu tốt chính là TUỔI và KÍCH THƯỚC. Với cây sưa già vài trăm năm thì giá trị là vô giá. Có thời điểm gỗ sưa lên đến 30-50tr/1kg nhưng có lúc giá chỉ vài triệu hoặc hơn 10tr/1kg. Sau đây là mức giá tham khảo tại thời điểm hiện tại:- Những cây gỗ sưa cổ thụ, trên 40 năm tuổi với đường kính trên 50cm sẽ có giá bán dao động từ 30 đến 40 triệu đồng/kg.
- Những cây dưới 20 năm tuổi, có đường kính chỉ từ 15 đến 20cm được bán với giá từ 1,5 đến 3 triệu đồng/kg.
![Vòng Tay Gỗ Sưa Đỏ Bắc 14ly Hạt Tròn](https://tuonggohungthinh.vn/wp-content/uploads/2023/05/Vong-Tay-Go-Sua-Bac-Tron-4.jpg)
Hướng Dẫn Phân Biệt Gỗ Sưa Thật Giả
Có nhiều cách để phân biệt gỗ sưa thật giả, sau đây Tượng Gỗ Hưng Thịnh sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo nhận biết như sau:- Nhận biết qua quan sát bằng mắt thường: Gỗ thường có màu đỏ, màu vàng...khi gỗ để lâu, bụi phủ có thể xuống sắc nhưng khi dùng giấy ráp đánh nhẹ hay dùng dao cạo thì màu vẫn lên sắc vàng hoặc đỏ. Màu sắc đều không bị đổi theo thời gian, vì thế nên các cụ thường có câu "Vân gỗ trắc, Sắc gỗ sưa".
- Nhận biết qua mùi hương: Hương thơm gỗ sưa có mùi rất đặc biệt, khác hẳn với các loại gỗ khác như trầm hương, bách xanh, ngọc am...mùi thoang thoảng nhẹ nhàng, chứ không quá mạnh, và có tính hắc như các loại gỗ thơm khác.
- Nhận biết khi đốt: Gỗ sưa khi đốt sẽ có mùi thơm, để lại tàn màu trắng ngà, rất mịn
- Nhận biết qua nước sôi: Ngâm thử gỗ sưa vào nước sôi khoảng 10-15 phút, nếu nước chuyển màu hồng, có lớp dầu nhẹ bám trên thành bát và có mùi thơm nhè nhẹ thì đó là một trong những điểm nhận biết gỗ sưa.
- Nhận biết qua khối lượng: Gỗ sưa có khối lượng tương đối nặng ngang với gỗ hương, gỗ lát...nhưng nhẹ hơn gỗ cẩm lai, gỗ lim...